19 đường 24, Phường Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.

Bỏ đại học theo cao đẳng có lãng phí chất xám?

Bỏ đại học theo cao đẳng có lãng phí chất xám?

Theo chuyên gia, hệ đào tạo nào cũng đòi hỏi người học phải có kỹ năng nhất định, không nên cho rằng điểm cao đi học nghề là lãng phí.

Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022, Nguyễn Huy Hoàng (quê Hải Dương) đạt 23,7 điểm tổ hợp C04 với 8,2 điểm môn Toán, Văn 7 và Địa 8,5. Cộng cả điểm ưu tiên, em có thể đỗ ngành kinh tế, xã hội tại một số trường đại học. Tuy nhiên, Hoàng không cân nhắc lựa chọn này mà sẽ theo học nghề Ôtô, trường Cao đẳng nghề Bách khoa Hà Nội.

Bà Trần Thị Như Trang, Trưởng Phòng Đào tạo và Quản lý sinh viên, trường Cao đẳng nghề Bách khoa Hà Nội, cho biết nghề Ôtô và Lập trình có sức hút lớn. Hơn 60% thí sinh nộp hồ sơ vào hai ngành này có điểm trung bình thi tốt nghiệp hoặc ba năm THPT từ 7 trở lên.

Trước ý kiến cho rằng học sinh giỏi THPT, đạt điểm xét tuyển đại học cao vẫn chọn cao đẳng là "lãng phí chất xám", TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), nhấn mạnh yếu tố phù hợp khi đưa ra lựa chọn đại học hay cao đẳng.

"Học khá, giỏi ở trường THPT chưa phải là điều kiện cần và đủ để thành công ở đại học, bởi còn nhiều yếu tố khác tác động. Điểm cao cũng không hoàn toàn phản ánh năng khiếu hoặc lĩnh vực thế mạnh của thí sinh. Vì thế, hiệu quả từ việc chọn đại học hay học nghề sẽ phụ thuộc học sinh sở hữu kỹ năng, năng khiếu nào cũng như điều kiện, định hướng gia đình", ông Vinh nói.

Học viên hệ trung cấp 9+3 trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP HCM trong giờ học tháng 2/2022. Ảnh: Mạnh Tùng

Học viên hệ trung cấp "9+3" trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP HCM trong giờ học tháng 2/2022. Ảnh: Mạnh Tùng

Ông Đỗ Văn Giảng, chuyên gia tư vấn tâm lý học đường và định hướng nghề nghiệp, dẫn chứng khi còn làm ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), ông gặp không ít sinh viên sư phạm nhưng lúng túng vì không đủ khả năng tiếp cận học trò, có em phải bỏ cả kỳ thực tập. Theo ông, đây là ví dụ cho thấy học giỏi ở bậc THPT nhưng lên đại học chưa chắc đã giỏi, mỗi ngành, nghề hay hệ đào tạo đều cần các kỹ năng nhất định.

Ngoài ra, theo TS Hoàng Ngọc Vinh, nhiều ngành, nghề hiện nay đòi hỏi người học có trình độ đầu vào "khá cao" về ngoại ngữ, Toán, Lý như Bảo trì ôtô, Vận hành các thiết bị gia dụng thông minh... "Sự lựa chọn và cố gắng là ở mỗi người, để có được kỹ năng lao động thành thạo, học nghề cũng có cái khó chứ không dễ như nhiều người tưởng", ông Vinh nói và cho rằng không nên quan niệm cao đẳng chỉ dành cho học sinh kém.

Cơ cấu lao động thất nghiệp theo trình độ học vấnĐơn vị: % | Nguồn: Tổng cục thống kê (năm 2020)Chưa từng đi họcChưa từng đi họcChưa tốt nghiệp tiểu họcChưa tốt nghiệp tiểu họcTốt nghiệp tiểu họcTốt nghiệp tiểu họcTốt nghiệp THCSTốt nghiệp THCSTốt nghiệp THPTTốt nghiệp THPTSơ cấpSơ cấpTrung cấpTrung cấpCao đẳngCao đẳngĐại học trở lênĐại học trở lênVnExpressTốt nghiệp THPT Tỷ lệ thất nghiệp: 16.7

Theo báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2020 của Tổng cục Thống kê, số người thất nghiệp có bằng đại học trở lên chiếm 20,7% - cao nhất trong tổng số lao động không có việc làm. Tỷ lệ này với người tốt nghiệp cao đẳng là 10,1% và trung cấp 7,6%. "Có thể người có trình độ từ đại học trở lên cố gắng tìm một công việc phù hợp với trình độ đào tạo", Tổng cục Thống kê phỏng đoán.

Về thu nhập, người có bằng đại học trở lên (gồm cả thạc sĩ, tiến sĩ...) kiếm bình quân 8,75 triệu đồng một tháng (năm 2020), sơ cấp 7,55, cao đẳng 7,02 và trung cấp 6,86 triệu đồng. Dù nhóm tốt nghiệp đại học thu nhập cao hơn, nhưng theo chuyên gia, chênh lệch này không đáng kể so với chi phí đào tạo đắt đỏ, thời gian dài đào tạo của hệ đại học, sau đại học so với các hệ còn lại.